Nhật thực và 10 điều kỳ lạ có thể bạn chưa biết
Khi Nhật Thực xảy ra thì?
Hãy cùng tìm hiểu những điều kỳ lạ xảy ra trong Nhật Thực nhé.
1. Mặt Trời có tai lửa
Từ trường và plasma khổng lồ từ bề mặt Mặt Trời được phóng ra gọi là Tai lửa. Bình thường, từ Trái Đất, con người không thể thấy các cấu trúc lồi này nhưng khi diễn ra nhật thực thì chúng ta có thể thấy chúng ở phía sau Mặt Trăng. Chúng “nở” ra như những cánh hoa xoay quang bông hoa Mặt Trời.
2. Vòng hạt Baily
Khi nhật thực diễn ra dưới dạng toàn phần hoặc hình khuyên thì một mảnh sáng quanh rìa Mặt Trăng sẽ xuất hiện. Người quan sát có thể thấy mảnh sáng này như đính hạt, nhìn giống chiếc vòng cổ. Đây là hiện tượng Vòng hạt Baily. Tên này được đặt dựa theo tên nhà thiên văn Francis Baily, người mô tả hiện tượng vào năm 1836. Sự xuất hiện của vòng hạt là do ánh sáng Mặt Trời tương tác với địa hình bề mặt Mặt Trăng, vì không bằng phẳng nên nó sẽ như vậy.
3. Gió thay đổi
Hướng gió có thể thay đổi khi diễn ra nhật thực. Khi Mặt Trăng sắp che khuất Mặt Trời thì gió sẽ giảm dần. Năm 2016 có một nghiên cứu được công bố chỉ ra rằng, sau khi Mặt Trăng đạt mức che phủ cao nhất thì gió thổi mạnh trở lại và hay thổi hướng khác so với ban đầu. Người quan sát có thể thấy hiện tượng này ở các loại nhật thực toàn phần, hình khuyên và đôi khi cả 1 phần.
4. Giảm nhiệt độ
Gió đổi hướng và nhiệt độ thường giảm nhanh, mạnh khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời. Tùy vị trí + thời điểm trong năm + loại nhật thực mà mức độ giảm khác nhau. Nhưng thường xuyên nhiệt độ sẽ giảm 2,8-5,6 độ C hoặc nhiều hơn ở thời điểm nhật thực toàn phần. Còn nhật thực hình khuyên thì có thể sẽ thấy lạnh nhưng thay đổi thường ít hơn.
Tyler Nordgren chia sẻ: “Cảm giác như có một đám mây che khuất Mặt Trời, nhưng không có đám mây nào cả. Điều này càng làm tăng thêm sự kỳ lạ”. Ông là nhà thiên văn thường xuyên làm việc với Cơ quan Công viên Quốc gia Mỹ (NPS) thường quan sát nhật thực nguyệt thực.
5. Sóng vô tuyến xáo trộn
Các tần số sóng vô tuyến sẽ bị ảnh hưởng nhất định bởi nhật thực toàn phần và hình khuyên. Hiện chưa rõ lý do của hiện tượng này. Giả thuyết được đặt ra là cách Mặt Trời tác động đến tầng điện ly của Trái Đất. Vùng khí quyển có thể bị biến động khi gặp bão Mặt Trời và lóa Mặt Trời. Ngày 14/10/2023 vừa rồi và tiếp tục ngày 8/4/2024 sắp tới các nhà khoa học nghiệp dư ở Bắc Mỹ thu thập thêm dữ liệu về hiện tượng xáo rộn đường truyền này.
Động vật trở nên bối rối
Vì trời đột ngột tối nên động vật có thể bị rối loạn. Động vật hiểu nhầm thời gian nên những sinh vật hoạt động lúc chạng vạng, ví dụ ve sầu và dế, bắt đầu cất lên những “giai điệu buổi tối” của chúng. Trong khi đó, chim về tổ, bò và ngựa có thể bắt đầu đi ngủ.
Những chiếc bóng kỳ lạ xuất hiện
Không ngắm nhật thực trên trời mà ngoảng xuống đất, người ta có thể thấy bóng cây cối cùng các vật thể khác tạo ra hiệu ứng “lỗ kim”, với nhiều hình lưỡi liềm nhỏ chồng lên nhau. Người ta cũng thấy không chỉ nhật thực toàn phần mà một phần cũng xuất hiện hiện tượng bóng thú vị này.
Vi sinh vật thay đổi
Nhật thực có thể ảnh hướng đến vi sinh vật. Năm 2011 người ta nghiên cứu về vi khuẩn sống trên đĩa, thí nghiệm khi có nhật thực tại Ấn Độ. Khi đó, khi nhật thực đạt đỉnh, các vi khuẩn trở nên nhỏ hơn, thay đổi hình dạng. Nhưng kết quả này chưa được tái lập nên chưa có kết quả chắc chắn.
Nhật thực toàn phần diễn ra, các ngôi sao và hành tinh xuất hiện
Mặt Trăng chặn ánh sáng Mặt Trời đủ nhiều trong nhật thực toàn phần nên các ngôi sao hành tinh khác sẽ xuất hiện trên bầu trời. Nhưng thường chúng ta chỉ quan sát được những thiên thể sáng nhất trong số các sao, hành tinh xuất hiện. Bên cạnh đó, việc có thiên thể nào xuất hiện trên trời sẽ phụ thuộc vào vị trí của Trái Đất lúc đó. Chẳng hạn năm 2024 (8/4) tới có nhật thực toàn phần thì khả năng cao sẽ thấy sao Mộc và sao Kim. Nhật thực hình khuyên và một phần thì trời không đủ tối nên không quan sát được.
Dải bóng (nhật thực toàn phần)
Thời điểm vài giây trước khi diễn ra nhật thực toàn phần, các dải sáng tối gợn sóng có thể sẽ xuất hiện trên những bề mặt đồng màu. Hiện tượng này theo NASA cung cấp thì được ghi nhận từ thế kỷ 19. Nhà thiên văn Nordgren nhận xét “Cảnh tượng giống như đang ở dưới đáy bể bơi”. Người ta vẫn chưa lý giải được nguyên nhân gây ra dải bóng và lý do vì sao thỉnh thoảng chúng mới xuất hiện. Giả thuyết được một số nhà khoa học đặc ra là dải bóng có thể là biểu hiện của sự biến dạng gợn sóng của khí quyển Trái Đất.
Nguồn: Live Science