Hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời: Sao Mộc và 10 điều thú vị
Đứng thứ 5 trong hệ Mặt Trời, sao Mộc là hành tinh lớn nhất và sở hữu những bí ẩn mà có thể bạn chưa biết. Cùng khám phá với mình nhé.
Hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời
Là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, sao Mộc có khối lượng là 1,8986×1027 kg, so với Trái Đất gấp 317,8 lần, bằng 1/1047 Mặt Trời. Khối lượng này gấp 2,5 lần khối lượng của 7 hành tinh còn lại trong hệ.
Đường kính trung bình khoảng 140.000 km, gấp khoảng 11 lần Trái Đất (12742,02 km).
Thể tích của nó ước tính là 1,4313×10^15 km^3, gấp khoảng 1321,3 lần so với Trái Đất. Nên người ta thường nói rằng, sao Mộc có thể chứa khoảng 1321 Trái Đất đấy.
Sao Mộc là hành tinh khí khổng Lồ cùng với sao Thổ (hành tinh lớn thứ hai trong hệ Mặt Trời). Tên gọi tiếng Anh của nó là Jupiter theo cách đặt tên của người La Mã là vị thần quan trọng nhất trong các vị thần. Trong nền văn hóa phía Đông thì Mộc được đưua vào Ngũ Hành.
Bới cấp sao biểu kiến là -2,94, Sao Mộc đủ sáng để tạo bóng. Nếu nhìn từ Trái Đất thì nó là thiên thể sáng thứ 3 sau Mặt Trăng, sao Kim (sao Hôm, sao Mai). Bên cạnh đó, cùng với sao Thổ, sao Hỏa thì sao Mộc là một trong 5 hành tinh có thể quan sát bằng mắt thường từ Trái Đất.
Hiện tại sao Mộc đang tăng khối lượng do sự tích tự của các va chạm, bồi tụ với tốc độ nhanh (gấp 8000 lần Trái Đất) tuy nhiên thì khối lượng của hành tinh có vẻ đang giảm. Theo dự đoán, sao Mộc có nguồn nhiệt bên trong nên nó tỏa ra nhiều bức xạ hơn so với lượng bức xạ nhận được từ Mặt Trời -> theo thời gian bị nguội lạnh, hành tinh co lại. Ước tính thì nó đang thu hẹp gần 2cm mỗi năm.
Sao Mộc là hành tinh già nhất hệ Mặt Trời
Không chỉ lớn nhất, sao Mộc còn là hành tinh được sinh ra sớm nhất. Theo ước tính, sao Mộc được hình thành sau khi Mặt Trời ra đời, hệ Mặt Trời được thiết lập. Dự đoán tuổi sao Mộc đến nay là 4,5 tỷ năm. Lượng vật chất sau khi Mặt Trời hình thành hầu hết được dồn về sao Mộc.
Theo tư liệu lịch sử thì người Babylon cổ đại cách đây gần 3000 năm, có lẽ là từ thế kỷ 8 TCN, đã phát hiện ra sao Mộc.
Sao Mộc là ngôi sao thất bại
“Sinh” ra trong hệ Mặt Trời nhưng Sao Mộc có những yếu tố có thể giúp nó trở thành ngôi sao như Mặt Trơi tuy nhiên điều đó đã không xảy ra. Vào thời điểm hình thành, Sao Mộc có thành phần chủ yếu là hydro và heli giống như mặt trời của chúng ta. Nhà thiên văn học tin rằng khi hệ mặt trời của chúng ta hình thành, Sao Mộc bắt đầu thu thập bụi và khí và bắt đầu phát triển nhưng nó không bao giờ đủ lớn để trở thành một ngôi sao.
Như hoạt động của các ngôi sao, chúng tạo ra năng lượng bằng phản ứng nhiệt hạch (hợp nhất các nguyên tử hydro khi tiếp xúc với nhiệt độ và áp suất cực lớn để tạo ra heli, giải phóng nhiệt và ánh sáng) nhưng phản ứng này được kích hoạt phải nhờ trọng lực và khối lượng khổng lồ của nó. Sao Mộc có đủ các thành phần hydro và heli nhưng khối lượng không đủ. Như đã kể trên, khối lượng của nó chỉ bằng 0,0001 Mặt Trời.
Nếu Sao Mộc nặng hơn khoảng 80 lần, nó sẽ đủ nóng và đủ đặc để đốt cháy phản ứng tổng hợp hạt nhân và có thể trở thành một ngôi sao lùn nâu. Nhưng điều đó không diễn ra và Sao Mộc lại trở thành một khối khí khổng lồ.
Sao Mộc có lạnh không?
Vì chưa có được nhiều tư liệu về bề mặt sao Mộc nên việc đưa ra nhận xét về việc Sao Mộc nóng hay lạnh không dễ dàng. Dựa theo những quan sát và nghiên cứu hiện tại, các nhà khoa học đã đọc được nhiệt độ ở rìa trên của hành tinh khoảng -229 độ F (-145 độc C). Điều đó cho biết sao Mộc là rất lạnh.
Sao Mộc có tầng khí quyển là mây với thành phần chính được tạo thành là từ sulfur và ammonia. Nên khi bước vào khí quyển này sẽ có mùi hôi khó chịu. Dưới tầng đám mây này thì không khí của hành tinh có thành phần chính là hydro và heli.
Dựa vào những yếu tố trên cộng với khi nghiên cứu sâu hơn với các cú chạm không gian, tàu thăm dò hy sinh thì người ta cho rằng càng vào sâu về phần lõi sao Mộc thì nhiệt độ sẽ tăng lên. Qua bầu khí quyển, áp suất tăng, nhiệt độ khoảng 69,8 độ F (21 độ C). Rất tiếc là hiện các tàu thăm dò đụng độ xuống khí quyển và bề mặt hành tinh đều bị hỏng nếu không có thể sẽ đo được nhiệt độ tăng lên khoảng 17.492 độ F (9.700 độ C), thấy được hydro hóa lỏng…Dựa theo bầu khí quyển, áp suất và cấu tạo bề mặt, lõi vật chất chủ yếu là đá và có thể là hydro kim loại thì dự đoán nhiệt độ lõi hành tinh này có thể lên tới 67.532 độ F (37.500 độ C).
Hành tinh quay nhanh nhất hệ Mặt Trời
Già nhất, nặng nhất nhưng lại là hành tinh quay nhanh nhất trong hệ Mặt Trời.
Thời gian tự quay quanh trục của sao Mộc là khoảng 9 giờ 55 phút. Vận tốc quay đạt khoảng 12,6km/s.
Tuy nhiên, nếu 1 năm Trái Đất đã quay được 1 vòng quanh Mặt Trời thì thời gian quay quanh Mặt Trời của sao Mộc là 11 năm (sao Mộc cách Mặt Trời 778 triệu km). Do đó khi quan sát từ Trái Đất ta thấy sao Mộc di chuyển rất chậm.
Đó cũng là lý do mà người ta nói rằng sao Mộc ngày ngắn năm dài.
Hành tinh có từ trường lớn nhất hệ
Với vận tốc quay nhanh nên hành tinh có từ trường rất mạnh.
Theo nghiên cứu thì ước tính từ trường của sao Mộc gấp 17 lần từ trường Trái Đất. La bàn mà đem lên đây thì nó sẽ hoạt động được.
Sự tương tác của từ quyển này với gió mặt trời tạo nên vành đai phóng xạ nguy hiểm. Do đó các tài vũ trụ lên đây vẫn chưa bám sát được đến bề mặt sao Mộc mà chỉ đi xung quanh tìm kiếm thông tin.
Sao Mộc nhiều Mặt Trăng
Hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời của chúng ta luôn “kèn cựa” với sao Thổ về số lượng Mặt Trăng lớn nhất. Trước năm 2023 thì sao Mộc có 69, sao Thổ có 62. Sau đó con số tăng lên trong năm 2023 thì sao Mộc vẫn giữ danh hiệu “Vua Mặt Trăng” với 92 Mặt Trăng còn sao Thổ là 83. Nhưng đến tháng 5 thì các nhà khoa học tìm thấy thêm 62 Mặt Trăng mới, đưa con số lên 145 – giật lại danh hiệu này.
Tuy đến hiện tại chỉ đứng thứ hai nhưng với số lượng 92 Mặt Trăng thì sao Mộc cũng là hành tinh “đông con” (Trái Đất chỉ có 1 mặt Trăng thui). Ngoài những vệ tinh lớn, xác định chính thống là thuộc về sao Mộc thì vẫn có đến 200 vệ tinh nhỏ chịu tác động lực hấp dẫn của hành tinh này. Các Mặt Trăng của sao Mộc được khám phá sau năm 1975, từ tàu thăm dò Pioneer 10.
4 cái tên nổi bật trong số Mặt Trăng của sao Mộc được phát hiện bởi Galileo Galilei nên được gọi chung là mặt trăng Galilean: Io, Europa, Ganymede và Callisto:
- Io gần sao chủ nhất, bề mặt nhiều núi lửa, được bao phủ bởi lưu huỳnh.
- Europa thì bề mặt bao phủ bởi băng giá, nứt nẻ.
- Callisto thì bề mặt đá dày.
- Hiện tại thì Ganymede với đường kính ước chừng 5.200km là Mặt Trăng lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Vị trí thứ 2 là Titan của sao Thổ. (vẫn kèn cựa nhau nè). Ganymede thậm chí lớn hơn hành tinh nhỏ nhất hệ Mặt Trời là sao Thủy đó.
Hiện tại thì các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tiếp cận và khám phá các Mặt Trăng của sao Mộc và một trong số đó có đại dương bên dưới lớp vỏ – điểm này đem lại dự đoán những nơi này có thể hỗ trợ sự sống. Trong đó Callisto được hy vọng có đại dương nước bên dưới bề mặt đá, Europa cũng có thể có đại dương dưới bề mặt băng giá của mình (ước tính lượng nước có thể gấp 2 lần Trái Đất cũng nên).
Sao Mộc – lá chắn của Trái Đất
Lớn nhất trong hệ nên sao Mộc là người anh cả hứng chịu những mối đe dọa từ thiên thạch cho đến nhiều hiện tượng khác trong vũ trụ. Gần nhất là chắn giùm Trái Đất và sao Hỏa nhỏ hơn nó rất nhiều.
Có một số nhà khoa học cho rằng, lực hấp dẫn của hành tinh này đã kéo không ít sao chổi, tiểu hành tinh lao từ bên ngoài hệ vào quỹ đạo của nó và hứng chịu va chạm này. Có thể sao Mộc đã kéo nhiều sao chổi thời kỳ dài như sao chổi từng được cho là dây ra sự diệt vong của khủng long, giảm bớt tác động đến Trái Đất. Nhờ sao Mộc “hút” bớt sao chổi thời kỳ dài mà Trái Đất không phải hứng chịu tác động thường xuyên của chúng.
Ngoài ra, người anh cả này có lực hấp dẫn mạnh mẽ tạo ra vành đai tiểu hành tinh khi đã ngăn các mảnh vỡ không gian kết hợp thành hành tinh, đẩy không ít tiểu hành tinh về Mặt Trời khi chúng tiến gần Trái Đất.
Bão hàng trăm năm trên sao Mộc
Một cơn bão mang tên “Great Red Shot – Vết đỏ lớn” đã hoành hành hàng trăm năm trên hành tinh này. Theo tiết lộ từ các nhà khoa học NASA thì từ hơn 200 năm trước, cơn bão này được phát hiện trên bề mặt sao Mộc và nay vẫn còn hoạt động. Chúng ta có thể thấy đó là hình ảnh cơn bão khổng lồ, quay tròn trong bầu khí quyển của hành tinh. Hiện người ta chưa có nhiều dữ liệu về cơn bão này nhưng dự tính nó đã xuất hiện lâu.
Cơn bão này nằm ở khoảng 22 độ phía nam xích đạo hành tinh. Phạm vi hoạt động của cơn bão này rộng đến mức có thể chứa được hai Trái Đất đấy. Tốc độ gió trong cơn bão có thể đạt khoảng 270 dặm một giờ (435 km) và 400 dặm một giờ (644 km) ở một số nơi gần các cực. Năm 1979, tàu Voyager 1 đã quan sát được cận cảnh cơn bão và thấy được bão được tạo ra do vận tốc xoay quanh trục quá nhanh của sao Mộc, tạo nên sự hỗn loạn của gió và bụi…
Cộng với nhiều đợt gió khác có thể xảy ra trên hành tinh này mà người ta còn gọi sao Mộc là hành tinh lộng gió với tốc độ gió trung bình dao động từ 310-650 km/h.
Vết đỏ lớn được cho rằng đã giảm kích thước nhiều. Vào thế kỷ 17 thì ông Cassini quan sát và ghi chép lại về vết đỏ này thì có lẽ kích thước gấp đôi bây giờ. Như vậy có lẽ nó đang thu hẹp lại. Tuy nhiên nó có biến mất hay không thì không dự đoán được.
7 con tàu thám hiểm đã đến sao Mộc
Để nghiên cứu hành tinh này, các tàu được phóng lên là
– 1973, con tàu đầu tiên: Pioneer 10
– 1974: tàu Pioneer.
– 1979: hai tàu Voyager 1 và 2
– 1992: tàu Ulysses
– 2000, tàu Cassini đã lên đây và tiếp tục hành trình của nó để qua sao Thổ.
– 2007: tàu New Horizons
Có thể đi bộ trên sao Mộc không?
Vì chưa tiếp cận được nhiều về bề mặt sao Mộc nên điều này không có gì chắc chắn. Và về cơ bản thì là không. Chưa kể đến việc sao Mộc có dạng khí ăn mòn amoniac khiến bạn nhiễm độc và tử vong, nhiệt độ khắc nghiệt, mức độ bức xạ cao, gió mạnh…thì bề mặt sao Mộc có lẽ là chưa chắc chắn để có thể tiếp đất. Phần lõi hành tinh được cho là tương đối rắn nhưng áp suất và nhiệt độ lại cao nên con người sẽ không chạm tới được.
Nếu có thể đặt chân vào bầu khí quyển của hành tinh thì lực hấp dẫn của nó cũng rất lớn và kéo bạn xuống trung tâm cực nóng vào gió. Những cơn gió lớn như bão cuốn phăng người lên.
Trên đây là một số những điều bạn chưa biết về hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời – Sao Mộc. Cùng khám phá thêm với chúng mình: Hành tinh nhỏ nhất Hệ Mặt Trời: Sao Thủy