Tại sao mùa đông ngày ngắn đêm dài? Mùa đông Trái Đất và 6 hành tinh khác nhau thế nào?

Nhắc đến mùa thì chúng ta có mùa xuân, hạ, thu, đông. Đặc thù mùa trên Trái Đất đa dạng, trong đó mùa đông rét và lạnh lẽo, có nơi còn băng tuyết nữa.
Vậy thì chung hệ Mặt Trời, mùa đông trên hành tinh khác như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về mùa đông trên Trái Đất cũng như các hành tinh khác nhé.
Mùa đông ngày ngắn đêm dài trên Trái Đất
Đặc điểm mùa đông của chúng ta là lanh, có nhiều nơi có băng tuyết. Nền nhiệt có thể khác nhau ở mỗi khu vực và trong mùa này ở Việt Nam thì thấy ngày ngắn, đêm sẽ dài hơn. Vậy tại sao mùa đông ở nước ta có thời gian ngày ngắn hơn đêm?
Lý do là trục quả đất của chúng ta nghiêng 23,5 độ, không thẳng góc với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo của Trái Đất quay quanh Mặt Trời). Điều này tạo nên hiện tượng ngày đêm ngắn dài khác nhau theo bốn mùa trong năm.
Theo vị trí của Trái Đất trên đường hoàng đạo mà lượng ánh sáng, nhiệt độ của Mặt Trời chiếu đến là khác nhau. Có lúc Mặt Trời chiếu thẳng góc Bắc bán cầu có lúc chiếu góc Nam bán cầu. Hiện tại chúng ta ở Bắc bán cầu, vào mùa đông thì Mặt Trời đang chiếu thẳng góc ở Nam bán cầu do đó phần Bắc ít được chiếu sáng hơn dẫn đến ngày ngắn hơn đêm.
Ngày đông chí (21-12) là thời điểm ngày ngắn nhất, đem dài nhất. Tiếp sau ngày này thì ngày sẽ dài dần, do thời gian được chiếu sáng nhiều hơn. Đến thời điểm ngày 21-3 (ngày Xuân phân) thì Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo nên ngày đêm dài bằng ngay trên khắp Trái Đất.
Kể từ sau ngày 21-3 thì Mặt Trời sẽ chiếu thẳng góc vào Bắc bán cầu nên lúc này ngày sẽ dài hơn đêm (bước vào mùa hạ) cho đến ngày hạ chí 21-6 thì Mặt Trời chiếu thẳng góc vào Bắc chí tuyến (230, 27’B). Thời điểm này chính là ngày dài nhất, đêm ngắn nhất ở Bắc bán cầu.
Tiếp tục sau ngày hạ chí thì ngày sẽ ngắn dần lại, đêm dài ra nhưng ngày vẫn dài hơn đêm. Đến ngày Thu phân 22-9 thì ngày đêm lại bằng nhau trên khắp Trái Đất.
Trái ngược với Bắc bán cầu thì Nam bán cầu ngược lại về thời điểm ngày dài ngắn nhưng đều theo quy luật trên. Bán cầu Bắc mùa đông bắt đầu vào tháng 12 đến tháng 3,4 còn bán cầu Nam thì lại từ tháng 6 đến tháng 9,10. Như vậy thì khi bên Bắc là mùa đông thì bên Nam đang là mùa hạ, mức độ xêm xêm nhau. Con số cụ thể thì như sau:
Theo cách tính thiên văn,
Bán cầu Bắc: Mùa đông từ 21,22 tháng 12 và dài khoảng 89 ngày.
Bán cầu Nam: Mùa đông từ 21/6 và dài khoảng 93 ngày.
Theo cách tính khí tượng học:
Bán cầu Bắc: mùa đông bắt đầu từ ngày 1/12, kết thúc vào cuối tháng 2.
Bán cầu Nam: mùa đông bắt đầu từ đầu tháng 6, kết thúc vào cuối tháng 8.
Riêng Việt Nam thuộc Bắc bán cầu thì thường tính mùa đông từ tháng 10 đến tháng 1 theo lịch âm (tức tháng 11 đến tháng 2 dương). Nam Phi thuộc Nam bán cầu thì mùa đông tháng 5 đến tháng 8 chẳng hạn. Phần thời gian này các nước có thể không trùng khớp nhau hoàn toàn mà có sự chuyển biến riêng cũng do góc chiếu của Mặt Trời không bằng nhau ở toàn bộ Nam hay Bắc bán cầu.
Các bạn cùng khám phá thêm: 10 nơi lạnh nhất thế giới có thể bạn chưa biết

Mùa đông trên sao Thủy
Sao Thủy quay quanh Mặt Trời hết 88 ngày nên thời gian tính 1 năm = 88 ngày. Do đó mùa trên sao Thủy ngắn. Nhưng do tính chất khắc nghiệt, thiếu không khí, không có đại dương…để phân bổ nhiệt như trên Trái Đất nên nhiệt độ ở đây thay đổi lên xuống rất mạnh, khiến môi trường rất khắc nghiệt.
Trái Đất có trục nghiêng 23,5 độ nên ánh sáng từ mặt Trời chiếu hai bán cầu không đồng đều trong thời gian nhất định nhưng sao Thủy thì chỉ nghiêng 2 độ do đó nó có khí hậu và mùa đông khác hoàn toàn.
Sao Thủy cách Mặt Trời dao động từ 46 triệu km – 69 triệu km. Vì thế điểm gần nhất trên quỹ đạo của sao Thủy nhận được lượng bức xạ nhiều gấp đôi so với điểm xa nhất. Khi hành tinh ở xa Mặt Trời nhất thì mùa đông mới thực sự diễn ra. Thời điểm này, nhiệt độ buổi trưa ở xích đạo sẽ thấp hơn 150°C so với khi ở điểm gần Mặt Trời nhất.
Nhiệt độ sao Thủy không giống Trái Đất, biên nhiệt thay đổi theo ngày luôn. Một ngày của sao Thủy dài sẽ bằng 59 ngày Trái Đất (nó tự quay quanh trục 59 ngày 1 vòng) nên thời gian nóng lên lạnh đi sẽ rất nhiều. Trong mùa đông, giữ ngày trời nóng khoảng 270°C thì vào ban đêm mức nhiệt có thể giảm xuống -173°C ở xích đạo. Vùng gần cực thậm chí có thể lạnh hơn.
Mùa đông sao Kim
Là hành tinh nóng nhất hệ Mặt Trời thì cho dù là mùa đông, nửa đêm thì nhiệt độ bề mặt của sao Kim vẫn không giảm xuống dưới 438°C. Nên có thể nói sao Kim không có mùa đông như bình thường. Bởi nó cũng không có phân mùa rõ như chúng ta.
Mùa đông Sao Hỏa
Gần kề nhau, kích thước cũng không quá chênh lệch, sao Hỏa có mùa đông khá giống Trái Đất. Sao Hỏa có thời gian tính theo năm thì 1 năm dài bằng 687 ngày trên Trái Đất và mùa đông thì dài khoảng 4 tháng. Nhiệt độ trung bình trên hành tinh này cũng lạnh hơn nhiều so với Trái Đất.

Một điểm thú vị của sao Hỏa là khi mùa đông diễn ra ở một bán cầu thì chỏm băng trên cực tại đó phát triển hơn nhờ thu giữ khoảng 1/4 khí quyển của hành tinh (chủ yếu gồm C02) dưới dạng băng khô. Sau khi hết mùa đông thì chỏm băng lại co lại. Mưa trên sao Hỏa vì thế cũng là mưa băng tuyết khô, lạnh.
Trái Đất có các đại dương điều tiết nhiệt độ, luồng gió, khí…nên các mùa được điều tiết nhiệt độ khác nhau. Ngày xưa người ta cho rằng sao Hỏa cũng vậy nhưng có thể ở mức độ khác. Cho đến nay, sao Hỏa không còn đại dương nữa nên phạm vi nhiệt độ phát triển lớn hơn. Mùa đông sao Hỏa có thể lạnh với mức nhiệt được biết đến -153°C, có thể còn thấp ơn nữa vì chúng ta chưa khám phá được hết. Vì nhiều trạm và robot thám hiểm không thể hoạt động do thiếu ánh sáng Mặt Trời để sạc pin vào mùa đông sao Hỏa nên việc nền nhiệt giảm nhiều hơn có thể.
Mùa đông sao Mộc
Mùa trên sao Mộc không rõ ràng. Hành tinh có trục nghiêng 3 độ, tương tự sao Thủy. Quỹ đạo sao Mộc gần tròn nên lượng ánh sáng Mặt Trời chiếu vào hành tinh không chênh lệch đáng kể. Là hành tinh quay nhanh nhất quanh trục nên ngày của nó chỉ khoảng 9h55p nhưng quãng thời gian quay quanh Mặt Trời là 4.333 ngày, gần 12 năm. Từ đó mùa đông cũng như các thời điểm khác trong năm.
Mùa đông Sao Thổ
Sao Thổ có trục nghiêng là 26,7 độ. Nhưng sao Thổ là hành tinh thứ 6, cách Mặt Trời 1,4 tỷ kilômét, tự quay quanh trục là 10h33 phút( 1 ngày) và mất 10.759 ngày (khoảng 29 năm) để quay 1 vòng quanh Mặt trời.
Sao Thổ có độ nghiêng nên vào thời điểm không gần điểm phân, một bên bán cầu sao Thổ cũng sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn một chút nhưng mà với khoảng cách xa như trên thì điều này không ảnh hưởng đáng kể.
Mùa hè nóng bức thì sao Thổ vẫn lạnh. Hành tinh có khí quyển dày nên giúp phân phối lại lượng lớn nhiệt. Tầng khí quyển trên cao thì ở đó nhiệt độ mùa đông có thể giảm xuống -191°C.
Mùa đông sao Thiên Vương
Trục nghiêng của hành tinh này là 97 độ. Vì thế các mùa của nó có khác biệt rất rõ ràng khi ánh sáng Mặt Trời chiếu tới rong đó một cực gần như hướng thẳng về phía Mặt Trời vào mùa hè và gần như là ngược lại hướng Mặt Trời vào mùa đông. Vì thế mùa đông ở hành tinh có thời gian rất dài và tối. Thời gian quay quanh trục là hơn 17 giờ 14 phút nhưng quay quanh Mặt Trời gần 84 năm, nghĩa là 42 năm mùa đông và 42 năm mùa hè giao nhau ở hai bán cầu của hành tinh này.
Nhiệt độ của hành tinh cũng rất lạnh, cũng bởi lý do đây là hành tinh lạnh nhất trong hệ Mặt Trời. Nhiệt độ khí quyển của nó không thấp hơn -224°C.
Mùa đông sao Hải Vương
Hành tinh này có độ nghiêng 28,3 độ, thời gian quay quanh trục 16h6p, quay quanh Mặt Trời 60.190 ngày tương đương gần 165 năm. Nó ở xa nhất và nhận được ít ánh sáng hơn nhưng do có trục nghiêng nên khí hậu cũng phân mùa. Mùa trên sao Hải Vương chia ra 4 mùa mỗi mùa bằng 40 năm trên Trái Đất và nền nhiệt mùa đông lạnh. Tuy nhiên thì lượng ánh sáng đến hành tinh này chỉ bằng khoảng 0,1% so với Trái Đất nên sự thay đổi không đáng kể. Nhiệt độ bề mặt trung bình −200 °C.
Trên đây là một số chia sẻ về mùa đông trên các hành tinh khác. Hy vọng đã giúp các bạn khám phá thêm vì sao mùa đông ngày ngắn đêm dài cũng như các hành tinh có mùa đông như thế nào.
Cùng khám phá thêm với mình về: 10 tinh vân “kể tên dễ sợ” trong Vũ Trụ
