10 tinh vân “kể tên dễ sợ” trong Vũ Trụ

 10 tinh vân “kể tên dễ sợ” trong Vũ Trụ

10 tinh vân đáng sợ nhất vũ trụ

Nghe đến tên những tinh vân này đã thấy sợ rồi nè!

Khái niệm Tinh vân là chỉ những đám mây bụi và khí khổng lồ trong không gian vũ trụ. Những vùng khí bụi này được các sao chiếu sáng, tạo nên bức xạ hình thành nên “hình ảnh” lấp lánh, nổi bật do đó đây cũng là một trong những thành phần khác biệt, có vẻ đẹp ấn tượng, đôi khi ma quái linh dị trong vũ trụ.

Trong số các tinh vân được phát hiện đến năm 2023 này thì có nhiều tinh vân mà nghe tên dễ sợ nhưng trông cũng đẹp được bật mí dưới đây nhé. Những tinh vân này được kính thiên văn Webb và các kính thiên văn hồng ngoại…khác chụp ảnh khác nhau, tạo thành hình ảnh mà nhìn vào bạn sẽ tưởng tượng ra các hình thái khác nhau như khuôn mặt hay con cua…

Dưới đây là hình ảnh mà trang Livescience chia sẻ về 10 tinh vân vừa đẹp vừa dễ sợ trong vũ trụ.

Tinh vân lỗ khóa vũ trụ (NGC 1999)

  • Tên gọi: Tinh vân lỗ khóa vũ trụ, tinh vân NGC 1999
  • Thuộc chòm sao Lạp Hộ (Orion), cách Trái Đất khoảng 1350 năm ánh sáng.
Tinh vân lỗ khóa vũ trụ – Ảnh: NASA

Đây có thể xem là tinh vân đáng sợ nhất với lỗ đen sâu hun hút. Phần trung tâm này là một ngôi sao trẻ bao xung quanh một lỗ trống mà không biết là gì. Người ta vẫn chưa biết làm sao mà vết nứt không gian rộng lớn này được tại ra và có gì ở bên ngoài nó.

Người ta cho rằng, ngôi sao ở giữa đã phản chiếu ánh sáng lên các đám mây bụi nên xung quanh lỗ hổng có màu sáng ấn tượng, càng nổi bật lỗ trống ở giữa.

Tinh vân đầu phù thủy

  • Tên chính thức: IC 2118
  • Thuộc: Chòm sao Orion
Tinh vân đầu phù thủy – Ảnh: NASA

Orion là chòm sao cách Trái Đất khoảng 900 năm ánh sáng nên khoảng cách của tinh vân này cũng tầm như vậy. Tinh vân đầu phù thủy được chiếu sáng bởi ngôi sao xanh khổng lồ Rigel nên nó cũng có màu xanh đầy ma mị. Như bức ảnh dưới đây bạn có thể thấy nó trông giống như hình bóng của một bà già không gian đang đọc thần chú giữa vũ trụ với khói tỏa mờ.

Tinh vân đầu lâu xương chéo

  • Tên chính thức: NGC 2467
  • Thuộc: Chòm sao Puppis, gần cánh tay Perseus của Dải Ngân Hà, cách Trái Đất khoảng 1100 năm ánh sáng.
Tinh vân đầu lâu xương chéo – Ảnh: ESO

Nhìn bề ngoài thì NGC 2467 có vẻ cũ nhưng hình ảnh ma mị từ các sắc màu tím hồng của nó thu hút sự chú ý mạnh. Đây là một vườn ươm sao đang bùng nổ và tạo nên các sao con.

Hình ảnh góc chéo này có thể thấy hai cụm sao lớn của tinh vân giống như hốc mắt hộp sọ nên gọi nó là đầu lâu, được bắt chéo lên nhau.

Một ảnh góc khác của tinh vân đầu lâu xương chéo – Ảnh: ATROBIN

Tinh vân mắt thần

  • Tên chính thức: NGC 7293 , tên gọi khác tinh vân Xoắn Ốc, Helix, Caldwell 63, Mắt của Chúa, con mắt của Sauron
  • Thuộc chòm sao Bảo Bình (Aquarius), cách Trái Đất khoảng 700 năm ánh sáng.
Tinh vân mắt thần Helix – Ảnh: NASA

Tinh vân mắt thần nhìn giống như con mắt trông chằm chằm không chóp này là vật thể cực kỳ ma quái và dụ hoặc thu hút sự chú ý của nhiều nhà thiên văn học nghiên cứu. Người ta cho rằng tinh vân này hình thành vào giai đoạn cuối của tiến hóa sao khi một ngôi sao chết chiếu ánh sáng hồng ngoại vào một cái kén bụi. Ước tính tuổi của tinh vân này kaf khoảng 10.600+2.300−1.200 năm, thuần túy dựa trên tốc độ giãn nở đã đo đạc là 31 km·s−1

Đây cũng là một trong những tinh vân hành tinh sáng có khoảng cách gần với Trái Đất nhất hiện nay. Hình dáng của nó như con mắt với nhiều màu rực rỡ bao quanh mà người ta nghiên cứu là khối mây khí bụi nhiều lớp, chủ yếu là khí hydro và nito, phát ra tia cực tím có độ nóng lên tới 120.000 °C.

Tinh vân tiểu quỷ/ ma nhỏ

  • Tên chính thức: NGC 6369, tên khác: Little Ghost Nebula
  • Thuộc chòm sao Ophiuchus, cách TĐ khoảng 2000 năm ánh sáng.
Tinh vân ma nhỏ – Ảnh: NASA

Đây là tinh vân nhìn mỏng manh và mờ nhạt nhưng nó có nhiều màu sách xanh lục, xanh lam, đỏ được tạo ra từ các phân tử khí oxy, hydro và nitro. Phần cấu trúc chính của nó trải rộng đến một năm ánh sáng. Hiện tại tinh vân này đang được chiếu sáng bởi ánh sáng của ngôi sao lùn trắng đang ở giai đoạn cuối, sắp chết tan rã.

Hình ảnh tinh vân này cũng cho thấy số phận sắp tới của Mặt Trời – ngôi sao lùn trắng. Sau khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời cũng sẽ lớn gấp nhiều lần rồi nổ tung và chết đi, tạo nên tinh vân thế này.

Tinh vân bàn tay của Chúa

  • Tên chính thức: PSR B1509-58
  • Cách Trái Đất khoảng 17.000 năm ánh sáng
Tinh vân bàn tay của chúa – Ảnh: NASA

Nhìn tinh vân này giống như bàn tay đang giơ lên vươn tới các vì sao xung quang nên người ta còn nói rằng tinh vân bàn tay của Chúa như là cửa sổ dẫn vào thế giới bên kia của vì sao.

Tinh vân này được hình thành từ một ẩn tinh – ngôi sao chết siêu đặc, quay nhanh và giải phóng nhiều năng lượng vào không gian xung quanh. Đường kính của ẩn tinh khoảng 19,2 triệu kms nhưng song tinh vân tạo ra lại dài tới 150 năm ánh sáng.

Các ẩn tinh thường có khối lượng gấp 1,35 đến 2.1 lần Mặt Trời và quay rất nhanh, Tốc độ quay khi mới ra đời có thể từ 1/700 tới 30 giây, tốc độ tăng dần đến khi ẩn tinh đó co lại.

Tinh vân Tarantula

  • Tên khác: Tinh vân Nhện Đỏ , tinh vân 30 Doradus
  • Khoảng cách đến Trái Đất khoảng 165000 năm ánh sáng
Tinh vân Tarantula – Ảnh: NASA

Nói về Tarantula thì đó là một thiên thể rất sáng nhưng không có ngôi sao nào. Đây là kkhu vực hình thành sao sáng nhất và lớn nhất trong nhóm các thiên hà gần Dải Ngân Hà chúng ta. Trong tinh vân này “ươm” đén hàng trăm ngàn ngôi sao trẻ và nó là một trong những vùng sao nổ hoạt động tích cực nhất trong nhóm Địa phương được biết đến nay.

Tinh vân đầu lâu (NGC 246)

  • Tên gọi: Tinh vân đầy lâu, NGC 246
  • Cách hệ Mặt Trời khoảng 1.600 năm ánh sáng
Tinh vân đầu lâu – Ảnh: NASA

Đây là tinh vân hành tinh thuộc chòm sao Kình Ngư với ngôi sao trung tâm là sao lùn trắng cấp 12 là HIP 3678. Bên trong hộp sọ màu đỏ ma quái của nó là một hệ thống ba sao khá hiếm nên vì sự sắp xếp các ngôi sao trung tâm và trường sao này mà nó còn được một số nhà thiên văn gọi là “Tinh vân Pac-Man”

Tinh vân góa phụ đen

  • Tên khác:
  • Thuộc chòm sao Circinus
Tinh vân góa phụ đen – Ảnh: NASA

Đây là tinh vân có sự đối xứng kỳ lạ với hình dạng hai thùy tinh vân đến từ 1 nhóm sao trung tâm của nó. Hai thùy này tạo ra những luồng bức xạ cùng một lúc nhưng theo hai hướng khác nhau.

Nó được đặt tên Góa Phụ đen vì nhìn có hình dạng giống loài nhện Góa phụ đen. Vùng trung tâm tinh vân có những chấm sáng nổi bật, đó là các ngôi sao mới và siêu lớn.

Tinh vân Pac-Man

  • Tên gọi: Tinh vân Pac-Man, tinh vân NGC 281
  • Cách Trái Đất khoảng 6.500 năm ánh sáng trong chòm sao Cassiopeia.
Tinh vân Pac-Man – Ảnh NASA

Tinh vân này phát sáng được ví như đèn lồng vũ trụ. Nó nằm ở phía trên mặt phẳng đông đúc của Dải Ngân Hà, có vị trí dễ nhìn. Nó được mô tả lớn, mờ nhạt dễ khếch tán mà nhìn như khuôn mặt cháy âm ỉ , liên tưởng đến quả bí ngô trên có đèn bên trong.

Xem thêmNhật thực và 10 điều kỳ lạ

Digiqole Ad

Related post

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *